Bí quyết để làn da không nám

Bí quyết để làn da không nám
Điểm trung bình: 4.7 / 5 (720 lượt đánh giá)

 BÍ QUYẾT VỀ LÀN DA KHÔNG NÁM.

minh-y-duong

+ Hồng hoa là một vị thuốc dân gian chữa được nhiều loại bệnh. Hồng hoa cũng rất hữu ích trong việc làm giảm tình trạng nám da, khi kết hợp với một số vị thuốc khác nó hỗ trơ hiệu quả trong việc trị nám.

+ Cây tạng hồng hoa, còn có tên là Phiên hồng hoa, hoặc Lệ hồng hoa, có nhiều ở Tây Tạng và Âu Uyên, thuộc họ đuôi Điều đó là cây thảo sống đa niên, ở phần dưới đất thân tròn hình cầu, phình lớn, lá 6-9 phiến, lá hình dãi, không cuống.

Vùng gốc có bẹ rộng bọc lại hình vẩy, khoảng tháng 9,10 từ lá nổi lên 2,3 đoá hoa màu hồng nhạt, hoa chia thành 6 phiến màu hồng đậm, nhỏ dài, trụ đầu tam thao, màu hồng tím, nhỏ dài. Công dụng giống như Hồng hoa nhưng tốt hơn và giá tiền đắt hơn nên có nhiều thứ giả. Người ta thường gọi là Tây tạng hồng hoa.

phien-hong-hoa

+ Theo Đông y, hồng hoa có vị cay, ấm, vào hai kinh tâm và can. Có tác dụng phá ứ huyết, sinh huyết mới, chữa kinh nguyệt bế tắc, sản hậu ứ huyết, thai chết trong bụng; còn có tác dụng giải nhiệt, tăng tiết mồ hôi. Thường sử dụng để chữa các chứng kinh nguyệt không đều, hành kinh đau bụng, bế kinh, khí hư, viêm dạ con, viêm buồng trứng…

+ Hồng hoa là vị thuốc hoạt huyết mạnh, có thể làm tan tuyết ứ (Đông y gọi đó là tác dụng “phá huyết”). Huyết ứ là một trong những nguyên nhân dẫn đến những vết nhăn, vết nám trên da, cản trở sự phát triển của tóc, lông…Vì vậy, hồng hoa là vị thuốc có nhiều ứng dụng trong việc làm đẹp nói chung, chữa nám da nói riêng.

+Theo Đông y, ngoài “huyết ứ”, nám da còn có thể do những nguyên nhân khác, như “tỳ hư thấp trệ”, “thận hư nhiệt kết”… gây nên. Bạn nên đến phòng khám Đông y, để được khám và xác định chính xác nguyên nhân.

+ Đại thể, nám da do huyết ứ ở phụ nữ thường kèm theo một số biểu hiện như: Kinh nguyệt không điều hoà, thời gian hành kinh bị đau đầu hoặc đau bụng, phiền não, dễ cáu giận, hay thở dài… Nếu có kèm theo những triệu chứng trên, thì có thể sử dụng hồng hoa để chữa.

phien-hong-hoa

Một số cách sử dụng cụ thể:

+ Trà hồng hoa: Dùng hồng hoa 3-5g, hãm nước sôi, uống thay trà trong ngày.

+ Cháo hồng hoa: Dùng hồng hoa 10g, đương quy 10g, đan sâm 15g, gạo nếp 50-100g. Trước hết sắc các vị thuốc, chắt lấy nước bỏ bã, cho gạo vào nấu cháo ăn vào lúc đói bụng.

Tác dụng: Dưỡng huyết, hoạt huyết, điều kinh. Dùng trong trường hợp nám do do huyết hư (thiếu máu), huyết ứ, sắc mặt vàng xạm.

+ Hóa ư đan: Dùng hồng hoa, sài hồ, bạc hà, chi tử, quy vĩ, xích thược – mỗi thứ 30g, nghiền thành bột mịn, trộn với mật làm thành viên 6g, buổi sáng buổi tối uống mỗi lần 1 viên.

Tác dụng: cải thiện chức năng gan, chữa da nám, da xạm.

+ Hóa ứ trừ ban thang: Dùng hồng hoa, đương quy, đào nhân, xích thược, xuyên khung, trạch lan, hương phụ, sài hồ – mỗi thứ 9g, đan sâm 15g, sinh khương 3 lát, đại táo 3 trái, hành trắng 3 đoạn ngắn. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia 2 lần uống.

Tác dụng: Chữa nám da do huyết ứ, còn có tác dụng làm đẹp da, chữa nám da do chức năng gan suy yếu.

+ Quý bệnh nhân vui lòng để lại số điện thoại hoặc gọi đến số hotline để được bác sĩ Minh Y Đường tư vấn cụ thể hơn về cơ chế nám da và phương pháp điều trị nám từ căn nguyên bằng phương pháp thảo dược tự nhiên

+ Điện thoại bác sĩ tư vấn miễn phí: 0978 244 046 / 0246 6725 048