Tác dụng của nha đam - lô hội, những lưu ý khi sử dụng và cách sơ chế.

Tác dụng của nha đam - lô hội, những lưu ý khi sử dụng và cách sơ chế.
Điểm trung bình: 4.7 / 5 (321 lượt đánh giá)

Nha đam (lô hội) đã được các nhà nghiên cứu và bác sĩ công nhận đối với tình trạng sức khỏe người dùng. Hãy cùng Minh Y Đường tìm hiểu tác dụng của nha đam cũng như một số lưu ý khi dùng và cách sơ chế để nha đam không bị nhớt và đắng ra sao nhé!

1. Giá trị dinh dưỡng của nha đam

• Chống lão hóa và ngăn ngừa bệnh ung thư: do chứa nhiều vitamin A, C và E giúp cơ thể chống lại các gốc tự do, mà các gốc tự do được xem là kẻ thù gây ra tình trạng lão hóa và ung thư.

• Cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể: vì chứa hàm lượng vitamin B-12 và axit folic (folate) nhiều. Đồng thời còn chứa magie, đồng, kali, canxi, kẽm, crom và selen. Tất cả những khoáng chất này giúp các tế bào enzyme khỏe mạnh và hoạt động tốt giúp quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể hiệu quả hơn.

• Phòng chống nhiều bệnh tật khác: vì chứa hơn 20 loại amino axit, trong đó có khoảng 7−8 loại cần thiết cho cơ thể để phòng chống lại nhiều bệnh tật.

• Trung hòa độ pH trong cơ thể: vì gel nha đam có chứa kiềm nên sẽ duy trì độ pH ổn định trong cơ thể, tránh tạo môi trường lý tưởng cho bệnh tật xuất hiện.

2. Tác dụng của nha đam - lô hội đối với sức khỏe

Minh Y Đường sẽ giúp bạn tổng hợp nhanh một số công dụng phổ biến của nha đam như sau:
Cải thiện tình trạng mất nước cơ thể
Nha đam chứa nhiều nước, nên đây là thực phẩm lý tưởng giúp bạn bổ sung và cải thiện tình trạng mất nước cho cơ thể. Nói một cách khác, nha đam giúp thanh lọc cơ thể và loại bỏ các chất độc hại - vốn được tích tụ lâu ngày trong quá trình ăn uống và sinh hoạt hằng ngày của bạn.

Nước ép nha đam: giúp làm tăng hiệu suất hoạt động của một số cơ quan, như thận và gan được xem là cơ quan phụ trách nhiệm vụ lọc máu và bài tiết cơ thể.

Ngoài ra, nước nha đam cũng giúp bạn bổ sung lượng nước bị mất đi sau nhiều bài tập thể thao.

Hỗ trợ điều trị táo bón

Vì nha đam chứa nhiều lượng nước, nên thực phẩm này cũng hỗ trợ tối ưu trong việc điều trị táo bón. Cụ thể, nha đam sẽ giúp lợi khuẩn đường ruột hoạt động tốt hơn, cũng như cân bằng số lượng vi khuẩn có trong ruột.

Điều này có nghĩa, lượng nước bổ sung từ việc uống nha đam, sẽ góp phần tăng cường lượng nước ở đường ruột nhằm kích thích nhu động hoạt động tối ưu, giúp tăng cường chức năng hệ bài tiết dẫn đến làm giảm triệu chứng táo bón.

Tăng cường chức năng hoạt động gan

Gan hoạt động tốt sẽ giúp cho cơ thể loại bỏ nhanh chóng các độc tố. Vì thế, nha đam không chỉ chứa nhiều nước mà còn chứa thêm rất nhiều chất dinh dưỡng khác, khi được cung cấp vào trong cơ thể, sẽ giúp cho gan hấp thụ đầy đủ các dưỡng chất ấy làm cho bộ phận gan trở nên khỏe mạnh và hoạt động tốt hơn.

Ngăn ngừa và giúp hạn chế viêm

Trong gel nha đam có chứa một số hợp chất: chromone C-glucosyl, axit salixylic và enzyme bradykinase (một loại huyết tương). Những chất này có tác dụng chống viêm rất hiệu quả bên cạnh làm ức chế quá trình sản sinh của axit bên trong cơ thể.

Theo kết quả nghiên cứu được đăng trên báo Alimentary Pharmacology and Therapeutics vào năm 2004, nha đam có tác dụng đối với việc điều trị viêm ruột và làm dịu đi tình trạng loét viêm kết tràng (trong giai đoạn bệnh viêm ruột nhẹ). Tác dụng của nha đam đối với các triệu chứng viêm, thường cải thiện đến 47%.

Ngăn ngừa và điều trị bệnh tiểu đường

Nha đam có chứa chất phytosterol - là một hoạt chất giúp chống lại việc tăng đường huyết trên cơ thể chuột, được chứng minh rằng chất này có hiệu quả đối với điều trị bệnh tiểu đường ở giai đoạn 2 - nếu được kiên trì trong khoảng thời gian dài (theo kết quả nghiên cứu được đăng trên Biological and Pharmaceutical Bulletin vào năm 2006).

Theo nghiên cứu trên báo Saudi Pharmaceutical Journal cũng đã khẳng định rằng: các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường giai đoạn 2 nên uống nha đam mỗi ngày. Vì kết quả nghiên cứu cho thấy: trong 4 tuần có tiêu thụ nha đam sẽ làm cho chỉ số lipid giảm đi khá nhiều.

Hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa

Lô hội (nha đam) còn chứa thêm một số enzyme có lợi cho hệ tiêu hóa, vì có tác dụng làm vỡ chất béo và giúp ích cho đường phân. Nếu hệ tiêu hóa hoạt động tốt, sẽ giúp cho cơ thể bạn hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng, làm cho cơ thể và các bộ phận cơ quan khác cũng khỏe mạnh hơn.

Nước ép nha đam làm giảm triệu chứng khó chịu ở dạ dày, cải thiện tình trạng rối loạn ruột kích thích (IBS) và các chứng rối loạn tiêu hóa khác, theo một nghiên cứu đã được khảo sát trên 33 bệnh nhân mắc IBS.

Giúp làm sạch da

Lô hội chứa vitamin và các hoạt chất chống lại sự oxy hóa, nên nước ép nha đam có tác dụng bảo vệ và nuôi dưỡng da rất tốt, nhất là làm giảm triệu chứng mụn trứng cá, viêm da và vảy nến.

Hỗ trợ làm dịu da sau khi tiếp xúc ánh nắng

Thói quen uống nước lô hội giúp cơ thể kiểm soát được sự bài tiết axit trong dạ dày và cải thiện tình trạng làn da sau khi bị cháy nắng, cũng như có hiệu quả trong việc chống lại tia UV giúp hạn chế tình trạng lão hóa làn da.

Công dụng làm đẹp khác

Nha đam là thành phần được sử dụng trong các mặt nạ dưỡng ẩm và mỹ phẩm làm trắng da rất hiệu quả. Thật không khó tìm thấy các sản phẩm làm đẹp từ nha đam, như sản phẩm tẩy trang, kem dưỡng ẩm, kem lót,....

2. Những lưu ý khi sử dụng nha đam

Sau khi hiểu được giá trị dinh dưỡng và những lợi ích từ việc dùng nha đam, bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề khi sử dụng loại thực phẩm này:

Tránh sử dụng nha đam không nguyên chất

Nước nha đam không màu và chứa ít anthraquinone, nên được đánh giá là tốt cho sức khỏe người dùng.
Theo một nghiên cứu trên các loài chuột khác nhau về việc cho chúng uống nước ép nha đam nguyên chất trong vòng 3 tháng. Kết quả, không có bất kì tác dụng phụ nào từ việc uống nha đam nguyên chất. Tuy nhiên, khi cho chúng uống nha đam không nguyên chất và có màu, thì xuất hiện một số tác dụng phụ như tiêu chảy, u tuyến ruột kết (u lành tính), dễ bị chuột rút và ung thư ruột kết (nếu duy trì uống nha đam không nguyên chất).
ADN trên loài chuột có nét tương đồng với ADN trên cơ thể con người, nên kết quả từ thí nghiệm này cho thấy: việc dùng nha đam không nguyên chất sẽ gây ra một số tác dụng phụ, có hại cho người uống.

Chú ý nhựa vàng khi sử dụng

Phần thịt dày bên trong lá nha đam, chứa nhiều chất dinh dưỡng và an toàn cho sức khỏe người dùng. Thế nhưng, lớp vỏ bên ngoài, đặc biệt là lớp nhựa của nha đam (có tên là latex, thường có màu vàng), thì dễ gây độc cho cơ thể. Do đó, hãy chú ý đến việc sử dụng nha đam khi có nhựa vàng nhé!

Lưu ý khi dùng đối với người mang thai

Theo thông tin MedlinePlus, các bác sĩ đã khuyến cáo rằng: phụ nữ đang mang thai hoặc trong giai đoạn cho con bú, và trẻ em dưới 12 tuổi không nên dùng nha đam.
Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai, rất cân nhắc điều này, vì nha đam thuộc loại thực phẩm gây hại cho đứa bé trong bụng, như bị khuyết tật hoặc chẳng may bị sảy thai.

Cẩn thận với người đang dùng thuốc nhuận tràng

Trong nha đam có chứa thành phần tốt cho việc nhuận tràng, nên bác sĩ thường hay khuyến cáo rằng: tránh dùng nha đam khi đang sử dụng các loại thuốc điều trị nhuận tràng. Hệ quả của việc này sẽ làm cho thận và gan dễ bị tổn thương.

3. Cách sơ chế nha đam không bị đắng nhớt

Minh Y Đường sẽ hướng dẫn cho bạn 2 cách sơ chế nha đam để không bị đắng, nhớt ngay sau đây:
Trước tiên, bạn cần rửa sơ qua các nhánh lá nha đam, để ráo và cắt từng khúc khoảng 5 cm, rồi tiến hành loại bỏ lớp vỏ.

Cách 1: Dùng muối hạt, chanh, đường và ướp

Bước 1: Cắt nha đam sau khi loại lớp vỏ, thành hạt lựu.

Bước 2: Dùng 1 muỗng canh muối hạt + 1/2 quả chanh (khoảng 10 ml nước cốt chanh) + nước cho vào bát lớn, khuấy đều. Sau đó, ngâm nha đam (được cắt thành hạt lựu) vào bát khoảng 1 tiếng.

Bước 3: Vớt nha đam ra, rửa sạch với nước rồi dùng để ráo.

Bước 4: Cho khoảng 100 - 150 gram đường trộn đều với nha đam trong bát.

Bước 5: Bọc màng thực phẩm lên miệng bát nha đam, ướp khoảng 2 tiếng.

Cuối cùng dùng rây, vớt nha đam ra để tiến hành chế biến.

Cách 2: Dùng muối hạt, đường, chần sơ nước sôi và ướp

Bước 1: Cắt nha đam thành hạt lựu vừa ăn.

Bước 2: Để nha đam vào tô, rồi cho 1 muỗng canh muối hạt khuấy lên, rồi đem rửa sạch.

Bước 3: Rửa nha đam trên rây dưới vòi nước chảy.

 

Bước 4: Cho nha đam vào nồi nước sôi được đặt trên bếp, chần sơ khoảng 15 giây.

Bước 5: Lấy nha đam ra, cho vào tô nước lạnh, rồi lại vớt ra.

Bước 6: Cho khoảng 100 - 150 gram đường vào tô chứa nha đam, dùng đũa trộn đều, để trong vòng 2 tiếng.

Cuối cùng vớt nha đam ra để chế biến những món yêu thích của bạn.

3 cách làm nước nha đam tốt cho sức khỏe:

• Nước nha đam đường phèn.
• Nước nha đam mật ong.
• Nước nha đam cam hoặc bưởi.

Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của nha đam cũng như một số lưu ý và cách sử dụng nha đam sao cho hiệu quả về mặt sức khỏe nhé!